Tình hình bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống

       Bệnh sốt xuất huyết hiện nay đang diễn biến rất phức tạp trên cả nước, tính đến ngày 25 tháng 7 năm 2017 cả nước ghi nhận 59.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 18 trường hợp tử vong. Hiện nay có 61 tỉnh thành phố có ghi nhận các trường hợp mắc sốt xuất huyết, tại miền bắc ghi nhận 7598 trường hợp mắc, trong đó số mắc được xét nghiệm khẳng định là 4911 trường hợp, tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2016, trong đó ghi nhận 4 trường hợp tử vong. tại huyện Yên Lạc tính đến thời điểm 3/8/2017 đã phát hiện 21 trường hợp sốt xuất huyết trong đó có một số trường hợp đã có kết quả xét nghiệm dương tính.

  1. Bệnh sốt xuất huyết là gì ?

      Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp do vi rút Dengue gây ra, muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh

  1. Những ai có thể mắc bệnh sốt xuất huyết ?

       Bệnh sốt xuất huyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhiều ở trẻ em tuổi từ 2-14 tuổi, Ðặc biệt trẻ em và người già có khuynh hướng diễn tiến nặng nguy hiểm đến tính mạng.

       Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa, cao điểm vào khoảng tháng 6-10 âm lịch và giảm dần vào các tháng cuối năm.

Bệnh thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém.

  1. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết?

– Sốt cao đột ngột .Uống thuốc hạ sốt, sốt giảm vài giờ sau sốt cao trở lại.

– Xuất huyết: Xuất huyết có sau sốt vài ngày, biểu hiện bằng các dấu hiệu như  xuất huyêt  dưới da, da có những chấm đỏ, căng da không mất, hoặc Xuất huyết tự nhiên như chảy maú cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu (phân đen), (xuất huyết đưới da và nội tạng, tử vong nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

  1. Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết:

          Để chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:

– Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu., chưa có vắc xin phòng bệnh, thì việc tiêu diệt muỗi vằn và loăng quăng, bọ gậy là vấn đề quan trọng để cắt đứt nguồn lây truyền bênh từ người bệnh sang người lành.

– Phát quang cây cỏ rậm rạp chung quanh nhà, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ  để loại bỏ nơi chú ẩn của muỗi.

– Mắc màn khi ngủ, cần ngủ trong màn kể cả ban ngày và đêm để tránh muỗi đốt, tránh ngủ nơi nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, tối tăm.

      Tiêu diệt muỗi và tránh muỗi đốt bằng cách đốt hương trừ muỗi, phun thuốc diệt muỗi, vợt điện bắt muỗi hoặc bôi kem chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay tránh muỗi đốt.

– Không để muỗi có nơi sinh sản bằng cách chúng ta dọn dẹp các vật dụng có chứa nước đọng ở xung quanh nhà như vỏ đồ hộp, mảnh sành, nốp xe, máng xối nước có đọng lá cây ẩm, bình cắm hoa, chậu hoa, ống bơ, vỏ dừa vv…

– Các vật chứa nước sinh hoạt hằng ngày như lu, vò, chum vại chứa nước cần đậy nắp kín hoặc được cọ rửa thau đổ hàng ngày để tiêu diệt loăng quăng bọ gậy. Thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy. Đối với chén nước ở các chân tủ thức ăn, chạn bát phải cho ít muối hoặc dầu vào không cho muỗi vằn đẻ chứng.

       Vì sức khỏe gia đình và cộng đồng mọi người, mọi nhà thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Không có bọ gậy, không có loăng quăng, không có sốt xuất huyết.

Tin liên quan