Bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính

       Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là bệnh COPD tên viết tắt bệnh từ tiếng Anh là bệnh viêm mạn tính đường thở. Bệnh thường xảy ra với những người từ 40 tuổi trở lên. Đặc biệt là những người có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ khác như là khói bếp, bụi than, bụi đá hóa chất độc hại,..v..v

          Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm, triệu chứng điển hình ban đầu của bệnh là ho, khạc đờm kéo dài, tổng cộng thời gian ho khạc đờm của người bệnh mỗi năm ít nhất là 2 tháng. Sau đó bệnh tiến triển nặng lên kèm theo là khó thở khi gắng sức hoặc khó thở thường xuyên tùy theo giai đoạn bệnh.

          Hiện nay Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm giảm sự tiến triển nặng lên và giảm hoặc phòng ngừa các đợt cấp của bệnh. Việc điều trị bệnh đúng hướng đúng phác đồ sẽ làm chậm quá trình tổn thương ở phổi cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc phòng ngừa hữu hiệu nhất vẫn là không hút thuốc lá, thuốc lào giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với khói bụi từ môi trường cũng như các khói đốt và hơi độc trong môi trường sản xuất.

          Tuổi thọ của người mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tùy thuộc vào chức năng làm việc của phổi ngay vào thời điểm được chuẩn đoán. Do vậy, việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng cần thiết. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao như hút thuốc lá, thuốc lào trên 10 năm; trực tiếp đun bếp than, củi, rơm rạ trực tiếp trên 30 năm; tiếp xúc bụi than, bụi đá, hóa chất nghề nghiệp trên 5 năm và có các triệu chứng ban đầu là: ho, khạc đờm kéo dài hoặc khó thở thì nên đi khám để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc.

Tin liên quan