Quy trình kỹ thuật chích chắp – lẹo mắt

Chắp mắt và lẹo mắt có đặc điểm chung là gây phù nề, đau nhức nhiều hay ít ở mi mắt. Điều này khiến bệnh nhân khó chịu khi nhìn; ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Chích rạch là biện pháp mạnh tay nhất trong điều trị chắp lẹo. Đây là một tiểu phẫu ngoại khoa cần phải được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật.

I. ĐẠI CƯƠNG

Chích chắp – lẹo là kỹ thuật lấy đi ổ chắp hoặc lẹo.

II. CHỈ ĐỊNH

Chích chắp và lẹo khi đã hình thành mủ và ổ viêm khu trú có điểm mủ trắng hoặc thành bọc như hạt đỗ dưới da mi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-Chắp, lẹo đang sưng tấy.

-Những bệnh toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ hoặc điều dưỡng được đào tạo.

2. Phương tiện

-Bộ dụng cụ chích chắp.

-Thuốc: thuốc gây tê bề mặt; Dung dịch betadin 5%, 10%; Mỡ kháng sinh.

3. Người bệnh

-Giải thích cho người bệnh và gia đình trước khi làm thủ thuật.

-Khai thác tiền sử đông máu. Tiền sử huyết áp.

Bệnh lẹo mắt

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Vô cảm

Gây tê tại chỗ.

3.2 Kỹ thuật

-Sát khuẩn vùng chích bằng dung dịch betadin 5%.

-Dùng cặp cố định, cố định chắp. Chú ý vặn ốc vừa phải.

-Dùng dao lưỡi nhỏ rạch kết mạc ở vị trí chắp, nếu rạch ngoài đường rạch song song với bờ mi, nếu rạch trong đường rạch vuông góc với bờ mi.

-Nếu có bọc xơ tránh làm vỡ bọc chắp, dùng kéo cong nhọn phẫu tích lấy gọn chắp.

-Nếu vết rạch quá 5mm. Khâu 1-2 mũi.

-Tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.

-Băng mắt.

VI. THEO DÕI

-Đánh giá tình trạng người bệnh, theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất thường báo bác sĩ để xử trí kịp thời.

-Hướng dẫn người bệnh thay băng sau 3 giờ. Tra thuốc, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

-Chảy máu: băng ép.

-Nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh toàn thân.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan