Cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ để mau lành, tránh sẹo

Khi sử dụng chỉ không tiêu trong quá trình khâu vết thương hay vết mổ thì sau một khoảng thời gian nhất định chúng ta cần thực hiện việc cắt chỉ. Điều này sẽ giúp cho vết thương mau lành, hạn chế để lại sẹo. Sau cắt chỉ, vết thường cần phải được chăm sóc đúng cách để mau lành, hạn chế để lại sẹo. Sau đây là quy trình cắt chỉ và Cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ đúng nhất.

Quy trình cắt chỉ vết thương, vết mổ dành cho bác sĩ, nhân viên y tế

Chuẩn bị người bệnh

Thông báo, giải thích

Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn, thông báo và giải thích cho người bệnh về quy trình các bước cắt chỉ. Điều này sẽ giúp bệnh nhân an tâm, tin tưởng và hợp tác làm theo chỉ dẫn.

Đánh giá tình trạng vết khâu

Thông qua việc quan sát, hỏi bệnh và khai thác từ hồ sơ,các bác sĩ thực hiện cắt chỉ cần nhận định chính xác tình trạng của vết khâu.

Có 3 nhóm thông tin cần lưu ý:

– Các thông tin liên quan đến việc hình thành vết khâu như vị trí, cơ chế bị thương, nguyên nhân, vết thương bị dập nát hay sắc nhọn, sâu hay nông, thời gian bị thương,…

– Thông tin liên quan đến khâu vết thương: Mục đích khâu, số lượng mũi khâu, loại chỉ sử dụng, kiểu khâu vết thương,…

– Thông tin liên quan đến tình trạng hiện tại của vết khâu. Xem xét tình trạng nóng, sưng, đỏ, đau ở vị trí chân chỉ, màu sắc và lượng dịch tiết ra, tình trạng da xung quanh vết thương,…

Việc nắm được 3 thông tin quan trọng ở trên sẽ giúp nhân viên y tế lựa chọn được phương pháp và dụng cụ cắt chỉ phù hợp.

Xác định các thông tin về vết khâu

Đánh giá toàn bộ tình trạng người bệnh

Tình trạng của bệnh nhân có thể tác động, ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương và việc tiến hành cắt chỉ. Các thông tin cần xác định như tổng trạng, tuổi, dinh dưỡng, thân nhiệt, tiền sử dị ứng và các loại thuốc mà người bệnh sử dụng.

Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi quá trình cắt chỉ diễn ra, các dụng cụ cần được chuẩn bị đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn và đảm bảo vô khuẩn. Việc lựa chọn dụng cụ chuẩn xác sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh, thao tác cắt chỉ chuẩn xác và nhanh hơn.

Bộ dụng cụ thường có là dụng cụ vô khuẩn và dụng cụ sạch.

Dụng cụ vô khuẩn sẽ có kềm kelly, chén đựng dung dịch sát khuẩn, nhíp không mấu, bông gòn viên, gạc y tế, kéo cắt chỉ.

Kéo cắt chỉ thì có nhiều loại, tùy vào từng loại vết thương sẽ chọn loại kéo cong hoặc kéo thẳng khác nhau. Kéo Thẳng 2 Đầu Nhọn cũng giống như các dụng cụ khác, được làm bằng thép inox không gỉ. Thiết kế 2 đầu nhọn thuận lợi cho việc cắt chỉ,  bông y tế, băng gạc,… Đây cũng là dụng cụ chuyên dùng trong ngành y tế, phẫu thuật thẩm mỹ, nha khoa, sản khoa hay tiểu phẫu y tế,…

Dụng cụ sạch sẽ gồm có găng tay sạch, băng keo,  tấm lót không thấm, kéo cắt băng, mâm đựng dụng cụ vô khuẩn.

Tiến hành kỹ thuật

Để mâm dụng cụ vô khuẩn ở nơi thuận tiện cho việc lấy dụng cụ, gần vết thương.

Hướng dẫn bệnh nhân chuẩn bị tư thế để lộ rõ vị trí vết khâu, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát và thuận tiện khi cắt chỉ. Để bệnh nhân trong tư thế thoải mái nhất.

Lót một miếng lót bên dưới để ngăn dịch dính vào ga giường, quần áo. Miếng lót phải đạt tiêu chuẩn thấm hút ở 1 mặt.

Sát khuẩn tay nhanh hoặc rửa tay thường quy, đeo găng tay sạch.

Tháo bỏ băng bẩn bằng kềm sạch hoặc găng tay sạch.

Mở khăn mầm dụng cụ cắt chỉ, bật cáng kềm ra rìa khăn sạch rồi mới dùng tay lấy kềm. Sử dụng kềm giữ bông gòn được thấm dung dịch thực hiện sát khuẩn. Tuân thủ nguyên tắc sát khuẩn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ xa đến gần. Thực hiện sát khuẩn trong diện tích 5cm quanh vị trí vết khâu.

Đặt gạc y tế ở gần vết khâu nhưng không đè lên chỉ.

Gắp các mối chỉ đã cắt đặt lên gạc trắng để kiểm tra mức độ nguyên vẹn của chỉ khâu.

Sát khuẩn lại vết khâu, sử dụng băng gạc để băng miệng vết thương

Tháo găng tay, rửa tay sạch sẽ.

Báo bệnh nhân đã thực hiện xong để bệnh nhân nằm lại tư thế.

Thu dọn dụng cụ, ngâm dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn hoặc gửi đi tiệt khuẩn, xử lý chất thải đúng cách.

Bác sĩ thực hiện cắt chỉ vết khâu chuyên nghiệp

Ghi lại hồ sơ

Đảm bảo hồ sơ ghi chép đầy đủ để giúp việc theo dõi khả năng hồi phục bệnh thuận tiện và chính xác hơn. Nếu gặp một số tình huống bất thường, thông tin trong hồ sơ sẽ giúp bác sĩ xác định được tình huống và đưa ra giải pháp tốt nhất.

Cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ

Vệ sinh vết thương

Vệ sinh vết khâu đã cắt chỉ bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch sát khuẩn. Dùng bôn sạch thấm khô và băng kín lại hoặc để hở tùy trường hợp. Không nên sử dụng các loại thuốc đắp dân gian lên miệng vết thương. Các loại lá này sẽ có thể gây kích ứng, thời gian lành vết thương lâu hơn, gây nhiễm trùng.

Hạn chế dính nước

Môi trường ẩm ướt khiến cho vết thương dễ bị nhiễm trùng cao hơn so với thông thường, do đó, không nên để vết thương dính nước. Nếu muốn tắm, phải tắm nhanh, hạn chế dùng xà phòng, sữa tắm,… để tránh kích ứng. Không nên ngâm mình trong bồn tắm hoặc để vết thương dính nước quá lâu.

Tránh vận động mạnh, không gãi vết thương

Vận động mạnh sẽ ảnh hưởng đến vết thương, làm vết thương bị rách và viêm nhiễm. Do đó, người bệnh chỉ nên vận động nhẹ, không nên làm quá sức, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh cọ xát vết thương.

Trong quá trình hình thành da non sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên bạn không nên gãi vì sẽ làm vết thương trầy xước, lâu hồi phục.

Sẹo sau cắt chỉ

Việc trang bị kiến thức và cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ là một điều quan trọng, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Các thông tin và cách chăm sóc trên đây khá đơn giản nên mọi người có thể tự áp dụng tại nhà.

Nguồn sưu tầm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan