Cần có thái độ tích cực trong phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân
Sức khỏe có liên quan mật thiết đến môi trường sống, mỗi sự thay đổi của môi trường bên trong hay bên ngoài đều tác động đến sức khỏe ở mức độ khác nhau. Thực hiện và quán triệt quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát triển nền y tế Việt Nam đã được khẳng định rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 của BCH Trung ương Đảng khóa II về một số vấn đề cấp bách trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, coi con người là tài nguyên quý báu nhất của xã hội, con người quyết định sự phát triển của toàn xã hội. cho đến hội nghị BCH Trung ương 5 khoa VIII cũng nêu rõ, tiếp tục kiên trì đường lối y học dự phòng tích cực chủ động trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong những năm qua chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, từng bước khống chế được một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm, sức khỏe người dân ngày càng được nâng lên một cách rõ rệt. Tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề nan giải ảnh hưởng tới công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đó là những tập quán sinh hoạt thiếu vệ sinh của người dân, tình trạng ô nhiễm môi trường, rác thải bừa bãi, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở lên đáng báo động, là nguy cơ gây bùng phát các loại dịch bệnh như: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy cấp, viêm não nhật bản, sởi, cúm A, tay chân miệng, sốt xuất huyết, sốt rét…đe dọa sức khỏe, tỉnh mạng người dân, gây tâm lý hoang mang lo ngại cho cộng đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế xã hội. Theo kết quả báo cáo của trung tâm y tế dự phòng cho thấy các bệnh truyền nhiễm gây dịch, yếu tố môi trường, các hành vi, thói quen, các tập quán sinh hoạt của người dân có mối liên quan chặt chẽ với nhau, làm cho cơ cấu bệnh tật ngày càng phức tạp, các bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó bệnh đường ruột chiếm chiếm tỷ lệ cao nhất, có liên quan chặt chẽ đến môi trường sống chưa đảm bảo vệ sinh đặt biệt là tình trạng nhà tiêu không hợp vệ sinh, thiếu nước sạch, hành vi vệ sinh cá nhân chưa đảm bảo, không đúng cách, các thói quen không ăn chín, không uống sôi, vẫn còn tình trạng ăn rau sống, tiết canh, các món gỏi, tái vẫn được người dân ưa chuộng, tình trạng dùng phân tươi bón cây trồng và nuôi thủy sản vẫn được tái diễn, việc xử dụng hóa chất bảo vệ thực vật một cách bừa bãi, việc sản xuất buôn bán, vận chuyển hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc vẫn là mối nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng.
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh, cải thiện sức khỏe cho mọi người. Bác coi vệ sinh phòng bệnh là việc làm quan trọng nhất trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đưa vấn đề vệ sinh phòng bệnh vào Phong trào “Vệ sinh yêu nước”. Bác thường xuyên nhắc nhở toàn dân phải giữ gìn vệ sinh. Bác nói: “Mọi người từ già trẻ, trai gái đã là người yêu nước đều phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, giữ gìn sức khỏe”. Trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, Bác cũng đã dành một điều để nhắc nhở các cháu học sinh, đó là phải “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”. Bác đưa ra quan điểm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đây chính là định hướng cơ bản cho nền y học nước nhà đồng thời Bác kêu gọi toàn thể nhân dân tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh phòng bệnh.
Bao năm đã chôi qua chủ tịch hồ chí minh vĩ đại đã đi xa nhưng những lời căn dặn của người vẫn luôn thường trực trong tim mỗi chúng ta với ý nghĩa nhân văn sâu sắc không ngừng chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Ghi nhớ lời căn dặn của bác đồng thời để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng, đưa đất nước tiến lên, phát triển, hội nhập trên mọi lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực “vệ sinh yêu nước” mỗi người cần thiết có thái độ tích cực,đúng đắn, những hành động thiết thực, cụ thể, trong phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân ngay hôm nay.