Khoa Dược – CNK-VTTBYT

KHOA DƯỢC- VẬT TƯ, TBYT- KIỂM SOÁT CHỐNG NHIỄM KHUẨN

1. Giới thiệu chung
Trưởng khoa: Ds. CKI. Trần Văn Vệ
Tổng số nhân viên: 25
Trong đó: 01 Dược sĩ chuyên khoa I; 02 Dược sĩ đại học; 07 Dược sĩ trung học; 01 Công nhân kĩ thuật; 01 Bác sĩ; 01 Cử nhân Điều dưỡng; 01 Điều dưỡng TH; 01 Y tá; 10 Hộ lý.
2. Chức năng, nhiệm vụ
a. Khoa dược
– Có chức năng tham mưu cho Giám Đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện.
– Lập kế hoạch, cung ứng và đảm bảo đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế có chất lượng kịp thời phục vụ cho công tác cấp cứu, điều trị, khám chữa bệnh và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
– Quản lý, theo dõi nhu cầu sử dụng thuốc, hóa chất, y cụ của các khoa phòng tại bệnh viện cũng như việc nhập thuốc, cấp phát và đưa thuốc đến tận tay người bệnh nội trú và bảo hiểm ngoại trú hàng ngày, cấp phát hóa chất và y cụ cho các khoa lâm sàng, cận lâm sàng hàng tuần hoặc hàng tháng.
– Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng tháng các thuốc, hóa chất và y cụ tại khoa dược và tại các khoa cận lâm sàng. Lập báo cáo tình hình sử dụng các loại thuốc, hóa chất và y cụ của từng khoa phòng chuyển phòng tài vụ làm cơ sở quyết toán.
– Bảo quản thuốc, hóa chất, y cụ đúng các quy chế chuyên môn.
– Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
– Pha chế hóa chất sát khuẩn theo yêu cầu sử dụng trong bệnh viện.
– Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
– Thực hiện công tác dược lâm sàng, tham gia hội chẩn khi được yêu cầu, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia bình bệnh án trong các buổi sinh hoạt khoa học của bệnh viện, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
– Thực hiện tốt công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế sử dụng trong bệnh viện.
– Tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.
– Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
b. Tổ chống nhiễm khuẩn
– Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
– Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình KSNK trên cơ sở các qui định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
– Đầu mối phối hợp các khoa, phòng liên quan giám sát công tác KSNK, bao gồm phát hiện, giám sát và báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm.
+ Phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi sinh và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
+ Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc
– Kiểm tra, đôn đốc cán bộ viên chức, học sinh, người bệnh, người nhà người bện và khách thực hiện đúng quy định KSNK trong công tác khám chữa bệnh.
– Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học về KSNK.
– Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hóa chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác KSNK cho toàn viện.
– Theo dõi, đánh giá báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
– Tham gia cùng khoa vi sinh, khoa dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
– Phối hợp với các khoa phòng, các thành viên trong mạng lưới KSNK phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác KSNK.
3. Trang thiết bị.
a. Khoa dược
Để đảm bảo các điều kiện bảo quản thuốc đúng theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, các kho thuốc, hóa chất, vật tư y tế dược được trang bị các phương tiện, thiết bị như quạt thông gió, điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế, tủ, giá kệ, …
b. Tổ chống nhiễm khuẩn
– Máy giặt công nghiệp cửa trước 27kg, 35kg : 02
– Máy sấy công nghiệp 32kg: 01
– Nồi hấp tiệt khuẩn ướt: 03
4. Những điểm nổi bật
Đảm bảo đấu thầu, cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, hóa chất, y cụ, vật tư tiêu hao có chất lượng phục vụ cho nhu cầu điều trị, khám chữa bệnh và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát, tư vấn việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
5. Định hướng phát triển
a. Khoa dược
Cập nhật thường xuyên các kiến thức y dược học mới, xây dựng hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy trình chuẩn cho các hoạt động chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm.
Thường xuyên tổ chức, tập huấn, đào tạo, thông tin cho các cán bộ y tế trong Trung tâm về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc.
Tham gia nghiên cứu khoa học, tiến hành nghiên cứu phân tích, đánh giá sử dụng thuốc, hoặc đánh giá chi phí điều trị của người bệnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí dùng thuốc.
Đào tạo thường xuyên cho nhân viên trong khoa về kiến thức y dược học, sử dụng thành thạo tiếng anh, công nghệ thông tin cũng như các công tác chuyên môn nhằm nâng cao trình độ, tăng tính chuyên nghiệp trong công việc.
b. Tổ chống nhiễm khuẩn
Xây dựng các quy trình, bảng kiểm tra phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Liên tục cập nhật các kiến thức mới, tập trung nâng cao các nội dung đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Liên tục cập nhật các kỹ thuật mới và xây dựng các quy trình làm sạch, khử khuẩn, đóng gói, tiệt khuẩn dụng cụ, quản lý đồ vải.
Điều tra nhiễm khuẩn: Tỷ lệ nhiễm khuẩn chung và nhiễm khuân các vị trí, cơ quan.
Xây dựng mô hình Đơn vị Tiệt khuẩn trung tâm (CSSD) đạt tiêu chuẩn. Quản lý theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện./.

Tin liên quan